Đang có một khách và không thành viên đang online
Quy trình sản xuất gạo theo tiêu chuẩn quốc tế
Để tạo ra được những túi gạo sạch, thơm ngon như hiện nay. Nhà máy chế biến lúa gạo của chúng tôi phải trải qua quá trình xay xát và sàn lọc kỹ càng. Các công đoạn tạo nên hạt gạo trắng như:
Sấy ⇒ Phơi khô ⇒ Sàng tạp chất ⇒ Xay ⇒ Tách trấu ⇒ Tách thóc ⇒ Sàng đá ⇒ Xát trắng ⇒ Lau bóng ⇒ Sàng đảo ⇒ Phân hạt ⇒ Tách hạt màu ⇒ Cân, đóng bao ⇒ Tạo sản phẩm. Từng giai đoạn phải được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.
Quá trình sản xuất đóng gói gạo
Lúa sau khi xay xát được băng tải chuyển về nhà máy và phân tách màu theo từng loại giống. Để xử lý và cho ra chất lượng hạt gạo màu đẹp và đồng đều nhất đến tay khách hàng. Cũng như những yêu cầu phần trăm tấm của của các đại lý. Sau đó, sẽ tiến hành lau bóng hạt gạo để tăng cường độ bảo quản và làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.
Tiếp theo, gạo sẽ được chuyển lên các silo tồn trữ đạt tiêu chuẩn. Sau đó, đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng về khối lượng 1kg, 5kg hay 25kg. Sau khi được đóng gói, các sản phẩm của Vua Gạo sẽ được vận chuyển đến nơi bảo quản chuyên dụng. Nhằm tránh môi trường ẩm móc gây ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng là những thành phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất.
Nhà máy sản xuất gạo của Vua Gạo đạt tiêu chuẩn gì?
Giữa vô vàn thương hiệu gạo như hiện nay, làm sao Vua Gạo có thể trở thành điểm sáng trên thị trường. Để có thể cho ra đời nhiều dòng sản phẩm gạo sạch đến tận tay người tiêu dùng. Tất nhiên, nhà máy sản xuất của Vua Gạo phải đạt tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Nhờ quy trình sản xuất áp dụng theo dây chuyền khép kín hiện đại cũng như đạt tiêu chuẩn GMP, 5S. Chắc hẳn giờ đây bạn đang thắc mắc tiêu chuẩn 5S, GMP là gì? Nếu vậy thì cùng Vua Gạo tìm hiểu tiếp nhé!
Vua Gạo - Điểm đến đáng tin cậy của mọi nhà
Khách hàng Việt luôn đặt trọn niềm tin vào công nghệ của người Nhật. Bởi độ bền, tính chất lượng cao, tác phong làm việc cũng như quy cách quản lý được kiểm tra nghiêm ngặt. Chính vì thế, tiêu chuẩn 5s của người Nhật được các công ty nhà máy trên thế giới áp dụng. Tất nhiên, nhà máy sản xuất của Vua Gạo cũng không ngoại lệ. Vậy tiêu chuẩn 5S là gì?
Quy trình sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn 5s là phương pháp quản lý sản xuất, sắp xếp nơi làm việc theo phương pháp của người Nhật. Quy trình 5s trải qua 5 bước: Sàng lọc ⇒ Sắp xếp ⇒ Sạch sẽ ⇒ Săn sóc ⇒ Sẵn sàng. Với lợi ích:
Nâng cao năng suất, loại bỏ và giảm thiểu những lãng phí trong sản xuất
Làm giảm các hoạt động không làm giá tăng những giá trị cho công ty.
Cải thiện chất lượng cũng như an toàn cho công nhân trong nhà máy.
Xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Nhờ áp dụng theo tiêu chuẩn 5S, nhà máy gạo của Vua Gạo có thể đo lường hiệu quả trong quy trình sản xuất hơn.
Một tiêu chuẩn khác mà nhà máy Vua Gạo áp dụng trong quá trình sản xuất chính là GMP. Tiêu chuẩn GMP là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất đạt chất lượng. Nếu nhà máy đạt chuẩn GMP tức là nhà máy đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn GMP theo yêu cầu của Bộ Y Tế và WTO. Những ngành sản xuất đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn GMP như:
Thiết bị sản xuất gạo vô cùng tiên tiến, hiện đại
GMP sẽ giúp kiểm soát và cho ra đời các dòng sản phẩm đạt chất lượng cao. Bởi những lĩnh vực về thực phẩm cần được bảo vệ và tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng hơn bao giờ hết. Cơ bản tiêu chuẩn GMP phải đạt chỉ số an toàn thực phẩm ISO 22000. Tuy nhiên, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng sản xuất và đạt tiêu chuẩn như trên. Nhà máy Vua Gạo tự tin là một trong những địa điểm sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn GMP, 5S.
Nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhu cầu về thực phẩm không còn ngừng lại ở vấn đề ngon, giá rẻ. Ngày nay, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao. Vấn đề gạo sạch, an toàn hợp vệ sinh luôn được khách hàng quan tâm. Để cho ra đời những sản phẩm gạo sạch đạt chất lượng tốt. Cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ngoài nhà máy sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm của Vua Gạo còn phải đảm bảo những tiêu chí khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm toàn cầu như: BRC và ISO 22000, HACCP.
Nhà máy sản xuất gạo của Vua Gạo nhìn từ trên cao
ISO 22000: Là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành.
HACCP: Chỉ số phân tích mối nguy với sức khỏe con người và các điểm kiểm soát tới hạn. Chỉ số này tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về vấn đề mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.
BRC: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu do nước Anh ban hành và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp). BRC là một trong những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu. Tiêu chuẩn này phần lớn cũng phải trải qua những yêu cầu khắt khe như HACCP và GMP.
Nhà máy sản xuất gạo của Vua Gạo tự tin là nhà máy áp dụng theo dây chuyền khép kín hiện đại. Với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế để cho ra đời những dòng sản phẩm gạo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vua Gạo - Cho bữa cơm đong đầy hạnh phúc!
Tag: nhà máy sản xuất gạo, nhà máy chế biến gạo, nhà máy gạo
Ngành: nhà xuất khẩu gạo lớn nhất
Ngành: nhà xuất khẩu gạo lớn nhất
Với 5 năm kinh nghiệm hoạt động, JCC chuyên: ➦ Cung cấp và xuất khẩu đa dạng các loại gạo chất lượng cao: Gạo ST21, ST24, ST25, KDM, SKO, gạo lài, gạo thơm, gạo Nàng Hoa, gạo nếp cẩm, gạo lứt, gạo dược liệu,.. ➦ Đạt chứng nhận: ISO 9001:2015, ISO 2200:2005, HACCP, SGS, FDA,.. ➦ Phục vụ thị trường: Trong nước, EU, Gabon, Ghana, Benin, Dubai, Trung Quốc,.. Lý do quý khách nên lựa chọn hợp tác với JCC: ✔ Năng lực xuất khẩu khoảng 70.000-100.000 tấn/ năm ✔ Hệ thống nhà máy chế biến, xay xát gạo xuất khẩu hiện đại với diện tích 10.000m2 ✔ Đã được xác thực và xác minh (A&V) là nhà cung cấp vàng trên ALIBABA.COM.
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất gạo lớn thứ 2 thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), ở châu Á, ngoài Thái Lan còn 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo là Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Ở Việt Nam, nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn còn không ít vấn đề cần có giải pháp thích hợp để giữ vững vị thế của mình.
1 - Thực trạng thời kỳ 2001 - 2005
Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông dân cả nước. Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 16,87 triệu tấn, đến năm 2005 ba con số tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Tính chung 20 năm qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%.
Theo Nghị quyết số 09/2000-CP của Chính phủ ngày 15-6-2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong những năm tới ổn định 4 triệu héc-ta đất lúa có tưới tiêu chủ động và chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc sang trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn, như: đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất lúa ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả. Mục tiêu đặt ra cho năm 2010 là đạt 40 triệu tấn lương thực có hạt, trong đó sản lượng lúa 33 triệu tấn, ngô từ 5 - 6 triệu tấn/năm để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất lúa: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, bắt đầu từ năm 2001, các địa phương, trước hết là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển 174 nghìn héc-ta, bằng 1,7% (cả nước giảm từ 7,6663 triệu héc-ta năm 2000 xuống 7,4927 triệu héc-ta năm 2001) đất lúa vùng ven biển, vùng khô hạn, thiếu nước năng suất thấp và không ổn định sang nuôi trồng thủy sản hoặc các cây trồng có hiệu quả kinh tế. Các địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh trong năm 2001 là Cà Mau chuyển trên 117 nghìn héc-ta, Bạc Liêu chuyển 39 nghìn héc-ta, Sóc Trăng chuyển 22 nghìn héc-ta, Long An 12 nghìn héc-ta. Các vùng khác, xu hướng phổ biến là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội.
Xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa cả nước liên tục trong các năm tiếp theo với quy mô và tốc độ khác nhau, hình thức đa dạng, chủ yếu là tự phát. Vì vậy, sản xuất lúa của cả nước xuất hiện xu hướng giảm diện tích gieo cấy lúa vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp, đồng thời tăng đầu tư thâm canh bằng sử dụng giống mới năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với giá cao hơn. Tuy năng suất lúa tăng cao, nhưng sản lượng lúa tăng chậm hơn các thời kỳ trước đó. Năng suất lúa năm 2005 đạt 48,9 tạ/héc-ta tăng 6 tạ/héc-ta/vụ, sản lượng đạt 35,83 triệu tấn tăng 3,7 triệu so với năm 2001.
Không chỉ tăng năng suất, sản lượng, sản xuất lúa Việt Nam thời kỳ này còn có nhiều tiến bộ về chất lượng sản phẩm gạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Xu hướng tăng năng suất bằng mọi giá đã dần dần chuyển sang tăng chất lượng và hiệu quả để tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích. Chất lượng gạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gạo là nét mới đáng ghi nhận của sản xuất lương thực Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005.
Do diện tích đất lúa chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là diện tích chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa năng suất bấp bênh nên cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng diện tích lúa hè thu và lúa đông xuân, giảm tỷ trọng diện tích lúa mùa. Trong 5 năm, diện tích lúa mùa giảm gần 200 nghìn héc-ta, lúa hè thu tăng 138 nghìn héc-ta và diện tích lúa đông xuân ổn định. Không chỉ tăng diện tích, năng suất lúa hè thu cũng tăng nhanh từ 37,7 tạ/héc-ta năm 2001 lên 43,4 tạ/héc-ta năm 2004 và 44,4 tạ/héc-ta năm 2005. Cũng trong thời gian đó, diện tích lúa đông xuân về cơ bản đã ổn định ở mức trên dưới 3 triệu héc-ta/năm, nhưng năng suất tăng nhanh từ 50,6 tạ/héc-ta năm 2001 lên 58,9 tạ/héc-ta năm 2005.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng thị trường trong nước và nước ngoài. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng tăng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, như: An Giang 90%, Tiền Giang 70%, Đồng Tháp 60%. Các tỉnh vùng ĐBSH đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản: tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng tại các vùng Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương...
Việc giảm diện tích lúa mùa đã làm sản lượng lúa tăng chậm, đồng thời chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã góp phần giảm bớt lượng lúa hàng hóa tồn đọng, giảm dần tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường trong nước, điều chỉnh giá bán theo hướng có lợi cho người sản xuất, tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Sản lượng lúa thời kỳ 2001 - 2005 bình quân hằng năm tăng 1,9%, thấp hơn tốc độ 5,4%/năm thời kỳ 1996 - 2000. Trong khi đó dân số vẫn tiếp tục tăng trên một triệu người/năm, nhưng an ninh lương thực quốc gia vẫn được giữ vững, thiếu đói giáp hạt giảm, thị trường và giá lương thực ổn định, không có các cơn sốt cục bộ, kể cả ở những vùng bị thiên tai lũ lụt. Lương thực bình quân đầu người từ năm 2001 - 2005 đạt 464,6 kg/năm, tăng 52,7 kg so với bình quân 5 năm (1996 - 2000).
Xuất khẩu gạo: Do sản xuất lúa chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh, tăng chất lượng gạo nên gạo xuất khẩu cũng tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và giá cả. Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu tấn, năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 3,8 triệu tấn, năm 2004 là 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ). Thành tựu không chỉ dừng lại ở đó mà còn được nâng cao hơn khi thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục được mở rộng nhờ chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam được nâng lên đáng kể so với các năm trước. Năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. ở thị trường Nhật Bản, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với năm trước và giá cũng cao hơn. Những tháng đầu năm 2007, lần thứ hai thắng thầu xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản với số lượng 28.000 tấn. Có được kết quả đó là do chất lượng gạo Việt Nam đã đạt 579 tiêu chuẩn khắt khe thay cho 250 tiêu chuẩn trước đây. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004 và 188,2 USD/tấn năm 2003.
Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam thời kỳ 2001-2005 là, tính ổn định cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, và năm sau cao hơn trước. Lượng gạo xuất khẩu bình quân trong thời kỳ này là 3.706 nghìn tấn/năm, so với 1.734 nghìn tấn/năm thời kỳ 1991-1995 và 3.663 nghìn tấn thời kỳ 1996-2000. Năm 2005 so với năm 1989, lượng gạo xuất khẩu gấp 3,57 lần, giá gạo tăng 63 USD/tấn (267-204 USD) và kim ngạch tăng gấp 7 lần (1.340/189 triệu USD). Kết quả đó đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Khác với các nước trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa nói riêng ở Việt Nam phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Kết quả sản xuất và xuất khẩu gạo còn có tác dụng tăng thu nhập của nông dân trồng lúa hàng hóa do giá gạo trong nước tăng cao.
Bên cạnh những kết quả và các nhân tố tích cực, tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 5 năm qua và hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Hạn chế trong sản xuất lúa nước ta là chưa gắn với chế biến và thị trường, nhất là thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng đất đai, nguồn nước, lao động trồng lúa của các vùng. Sản xuất lúa không đồng đều, trong khi năng suất, sản lượng và chất lượng lúa vùng ĐBSCL và ĐBSH tăng khá nhanh thì 6 vùng còn lại đều tăng chậm và có lúc giảm. Cơ cấu giống lúa vẫn còn mang nặng tính truyền thống, chậm chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa. Chất lượng lúa tuy có tiến bộ nhưng về cơ bản vẫn còn khoảng cách xa với yêu cầu thị trường và chưa ổn định. Số lượng và tỷ lệ diện tích gieo cấy các giống lúa gạo chất lượng cao, gạo thơm còn quá ít. Lúa thơm jasmine dù có tăng nhanh nhưng cũng mới đạt trên 100 nghìn héc-ta ở vùng ĐBSCL, giống lúa nàng thơm chợ đào (Long An) mới có 500 héc-ta. Với số lượng ít ỏi như vậy, không đủ cung cấp cho thị trường trong nước, chưa nói gì đến xuất khẩu với số lượng lớn. Ngay cả gạo thơm Việt Nam cũng có nhược điểm là giữ mùi không lâu, do các khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, trồng xen với các loại giống lúa thường, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ phơi sấy... chưa phù hợp. Lúa hè thu ở ĐBSCL có sản lượng lớn lại thu hoạch vào mùa mưa nhưng tỷ lệ được phơi sấy năm 2005 mới chỉ đạt 31%, do đó chất lượng không cao, tỷ lệ tấm cao. Tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch còn lớn, khoảng 10% - 13%.
Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất lúa và xuất khẩu gạo hiện nay có nhiều, trong đó chủ yếu là: Dân số tăng nhanh và quy mô dân số lớn làm tăng sức ép cầu lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra còn làm tăng cầu về đất thổ cư do san tách hộ nông nghiệp làm giảm đất lúa. Quỹ đất canh tác lúa có xu hướng giảm dần do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh. Hai vùng trọng điểm lúa là vùng ĐBSCL và ĐBSH đất lúa giảm dần với tốc độ nhanh. Sản xuất lúa còn phân tán theo quy mô nhỏ, tự cung tự cấp là phổ biến ở các vùng nông thôn, nhất là miền Bắc và miền Trung. Thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công nghệ sau thu hoạch lúa, từ vận chuyển, ra hạt, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến gạo xuất khẩu... còn nhiều hạn chế. Đã hơn 17 năm xuất khẩu gạo, hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về sản xuất gạo xuất khẩu. Một số vùng và địa phương đã quy hoạch nhưng vẫn nặng tính tự phát. Mạng lưới thu mua, vận chuyển, công nghệ chế biến lúa hàng hóa vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo nói chung, gạo xuất khẩu nói riêng, còn yếu kém lại phân bố không đều. Thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm là thách thức lớn đối với an ninh lương thực. Những năm gần đây, thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp: 3 năm liền lũ lớn, kéo dài ở ĐBSCL, ĐBSH gây thiệt hại nặng nề về sản xuất lúa trong vùng cũng như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, làm ngập và mất trắng hàng trăm nghìn héc-ta lúa. Cuối năm 2006, ĐBSCL thiệt hại nặng do vàng lùn và rầy nâu lây lan trên diện rộng.
2 - Dự báo và giải pháp đến năm 2010
Những căn cứ để dự báo sản xuất lúa gạo Việt Nam: Mục tiêu Đại hội X của Đảng đề ra bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc đến năm 2010, đồng thời ổn định lượng gạo xuất khẩu bình quân hằng năm từ 4 - 4,5 triệu tấn, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Thực hiện chủ trương không tăng diện tích lúa, chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc, sang trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch có lợi hơn. Với mục tiêu đó sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 460 kg - 470 kg và sản lượng lúa đạt 40 triệu tấn, chủ yếu là lúa chất lượng cao. Năng suất lúa bình quân đạt từ 53 - 55 tạ/héc-ta/vụ.
Các điều kiện cơ bản của sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là đất, nước, phân bón, giống, khoa học - công nghệ, thị trường tiêu thụ gạo có nhiều thuận lợi:
+ Quỹ đất trồng lúa cả nước trong 5 năm tới ổn định ở mức 4 triệu héc-ta, diện tích gieo trồng có xu hướng ổn định ở mức trên, dưới 7,3 triệu héc-ta/năm và xu hướng giảm dần.
+ Các yếu tố kỹ thuật canh tác lúa: 100% đất lúa được thủy lợi hóa, trong đó tỷ lệ đất lúa được tưới tiêu ổn định đạt trên 60%.
+ Phân bón sản xuất trong nước đang tăng dần do các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động, sắp tới công trình khí - điện - đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, su-pe phốt-phát tăng công suất bảo đảm ổn định nguồn cung trong nước.
+ Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.
+ Tổ chức và quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa gắn với xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của WTO và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải thiện. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo là tiếp tục do cầu vẫn tăng như In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước.
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo còn yếu kém. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan và các nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể.
+ Dân số vẫn tăng nhanh, đất lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là vùng ĐBSH, đã chạm trần nên khả năng tăng năng suất là có hạn, nếu không tìm cách làm cho đồng đều năng suất trên tổng số diện tích lúa. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của các vùng. Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp, chưa nói đến khả năng giữ gìn thương hiệu gạo Việt Nam trong lâu dài.
Dự báo sản xuất lúa và xuất khẩu gạo:
- Chung cả nước: Xuất phát từ thực trạng những năm qua và các điều kiện của 5 năm tới, dự báo xu hướng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ diễn ra như sau (xem bảng).
Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Quỹ đất lúa của vùng từ 2006 - 2010 ổn định ở mức 1,95 triệu héc-ta, chiếm gần 50% tổng diện tích đất canh tác lúa cả nước. Dự báo trong 5 năm diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng ổn định ở mức 3,8 triệu héc-ta/năm, năng suất lúa bình quân 1 vụ sẽ tăng chậm lại với mức 1 tạ/héc-ta và năm 2010 sẽ đạt 55 tạ/héc-ta vụ. Sản lượng lúa năm 2010 của vùng này sẽ đạt mức 21,25 triệu tấn, trong đó 60% là lúa chất lượng cao.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Dự báo trong 5 năm 2006 - 2010 diện tích gieo cấy lúa vùng này giảm bình quân 40 - 50 nghìn héc-ta/năm và đến năm 2010 còn trên 1 triệu héc-ta, năng suất lúa của vùng sẽ đạt mức 5,9 đến 6,0 tấn/héc-ta/vụ. Như vậy, sản lượng lúa của vùng đến năm 2010 sẽ đạt mức trên dưới 6,65 triệu tấn, chủ yếu do tăng năng suất và tăng chất lượng gạo.
Trong điều kiện dân số tăng và quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nhất là đất canh tác lúa lại giảm dần, để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định gạo xuất khẩu với mức trên 5 triệu tấn/năm, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích làm mục tiêu. Quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và từng địa phương, vùng sản xuất hàng hóa với hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, quy mô lớn, chất lượng cao. Trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa phù hợp với phương châm ổn định, lâu dài và hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún, tự cung tự cấp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa trên phạm vi cả nước theo hướng tập trung đầu tư các vùng trọng điểm có thế mạnh về sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao như ĐBSCL, ĐBSH và một số vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thỏa đáng vùng sản xuất lúa thâm canh chất lượng cao trên cơ sở quy hoạch đã có 1 triệu héc-ta vùng ĐBSCL, 300 nghìn héc-ta vùng ĐBSH. Đối với các vùng khác có nhiều diện tích lúa có điều kiện tưới tiêu ổn định cần hoàn thiện quy hoạch và đầu tư thích hợp để khai thác tốt tiềm năng tại chỗ, bảo đảm lương thực cho nhu cầu sản xuất và đời sống dân cư, hạn chế nạn phá rừng làm rẫy của đồng bào miền núi.
- Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững, theo hướng đó, từ nay đến năm 2010 cần ổn định diện tích canh tác lúa ở mức 4 triệu héc-ta, gieo trồng 2 vụ trong năm. Đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lúa, để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Phát triển và nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng chống đỡ với bão, lũ, hạn hán có hiệu quả, tiến tới thực hiện tưới tiêu cho toàn bộ 4 triệu héc-ta lúa, tạo tiền đề cho thâm canh cao 2 vụ lúa trong năm với năng suất cao và ổn định. Tập trung cao độ nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để phát triển mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao ở hai vùng trọng điểm lúa là ĐBSCL và ĐBSH nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu gạo. Phát triển mạnh sản xuất ngô theo hướng chuyên canh và thâm canh cao gắn với công nghiệp chế biến thức ăn gia súc để hạn chế nhập khẩu. Mục tiêu đến năm 2010 đạt sản lượng 6 triệu tấn ngô hạt chất lượng cao, giảm cầu đối với sản xuất lúa làm thức ăn chăn nuôi ở Nam Bộ.
- Tạo việc làm mới để thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân thay cho trồng lúa. Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã, thôn, các chủ trang trại, chủ hộ và lao động nông thôn để nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật và kiến thức kinh tế thị trường, các hoạt động dịch vụ.
- Đổi mới phương thức tiêu dùng lương thực trong dân cư theo hướng tăng tỷ lệ thực phẩm, rau quả đồng thời giảm gạo trong cơ cấu bữa ăn. Để thực hiện giải pháp này, một mặt, phải đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xóa độc canh cây lúa, tạo ra nhiều nông sản thực phẩm, tăng thu nhập của hộ nông dân; mặt khác, phải nâng cao dân trí thành thị, nông thôn bằng các hình thức và giải pháp thích hợp.
- Sớm hình thành tập đoàn xuất khẩu gạo, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hướng lâu dài, bền vững bằng tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam về chất lượng và giá cả. Tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gạo, nhất là Thái Lan trong các hoạt động liên quan đến điều tiết thị trường lúa gạo thế giới với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.