Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh trường hợp họ bị người sử dụng lao động lạm dụng và bóc lột nên pháp luật đã quy định rõ về thời giờ làm việc của người lao động. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ thời giờ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật.

Thời giờ làm việc bình thường

Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 thời giờ làm việc bình thường được quy định như sau:

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”

Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường.

Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định như sau:

Như vậy, theo quy định số giờ người lao làm thêm là:

– Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu áp dụng chế độ làm việc theo ngày thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm giờ của người lao động sẽ không quá 12 giờ/ngày.

– Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

– Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định tổng số thời gian làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người lao động được làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.

Xử phạt hành vi cho người lao động làm việc quá mức thời gian quy định của người sử dụng lao động

Theo điểm a khoản 3 điều 18 nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: “3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;”

Lưu ý: Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt được áp dụng sẽ gấp đôi.

– Công ty thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật là sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt là 20 triệu đến 25 triệu đồng.

– Công ty huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định theo ngày, giờ hoặc năm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng với số người lao động mà công ty đã thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là những giải đáp về thời gian làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, thời giờ làm việc tối đa của lao động vị thành niên là bao nhiêu giờ một ngày?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên như sau:

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định về công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi như sau:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 điều này.

Như vậy, thời giờ làm việc tối đa của lao động chưa thành niên còn phụ thuộc vào độ tuổi của người đó nhưng không được quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần và không được sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc theo quy định trên.