Hội đồng trọng tài là Bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một hoặc một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc. Hội đồng trọng tài hoạt động theo đa số.

Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài

Việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài phải tuân thủ quy định tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

“Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.”

VI. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

NPLaw cung cấp dịch vụ luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Thành phần của Hội đồng trọng tài

Theo Điều 39 Luật trọng tài thương mại 2010, thành phần Hội đồng trọng tài được quy định như sau:

“1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.”

Như vậy, thành phần của Hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài có 3 Trọng tài viên.

Nguyên tắc ra phán quyết của Hội đồng trọng tài được quy định như thế nào?

Theo Điều 60 Luật trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc ra phán quyết quy định như sau:

“1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.”

Vậy, Hội đồng trọng tài ra phán quyết theo nguyên tắc đa số. Nếu biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Thành phần Hội đồng trọng tài gồm bao nhiêu trọng tài viên?

Theo Điều 39 Luật trọng tài thương mại 2010 về thành phần Hội đồng trọng tài:

“1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.”

Như vậy, thành phần của Hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài có 3 Trọng tài viên.

Khái niệm Hội đồng trọng tài

Pháp luật hiện nay không có quy định thế nào là “hội đồng trọng tài”. Tuy nhiên, dựa trên các quy định hiện có, có thể hiểu hội đồng trọng tài là một bộ phận chuyên giải quyết tranh chấp thương mại tại Trung tâm trọng tài; Được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp và phù hợp với quy tắc tố tụng tại Trung tâm trọng tài và pháp luật.

Hội đồng trọng tài có quyền thu thập chứng cứ không?

Theo Điều 46 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ như sau:

Như vậy, Hội đồng trọng tài có quyền thu thập chứng cứ.

Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc

Theo Điều 41 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc như sau:

“Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

4. Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;

5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.”

III. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau: