Đi XKLĐ Nhật cần chuẩn bị những gì? Những đồ cấm mang sang Nhật 2024. Đây là băn khoăn thường gặp của các bạn thực tập sinh khi chuẩn bị hành trang đi Nhật làm việc. Đóng gói khoảng 30kg hành lý vào 2 vali theo chuẩn hàng không làm nhiều bạn khá bối rối. Bởi mang nhiều đồ thì sợ thừa cân, mà mang ít đồ quá thì lại sợ thiếu. Bài viết sau đây sẽ gợi ý đến bạn những vật dụng cần thiết nên mang khi đi xklđ Nhật.

Giải đáp: Trước khi đi Nhật cần chuẩn bị những gì?

Theo quy định của hãng hàng không Nhật Bản, khi sang Nhật bạn được phép mang hành lý với số cân như sau:

– Hành lý xách tay khoảng 7kg/vali

– Hành lý ký gửi từ 23-30kg/vali

Vượt quá mức đó, bạn sẽ phải trả thêm tiền phí khá đắt đỏ hoặc phải vứt bỏ tại sân bay. Chỉ với 30-40kg hành lý để bắt đầu cuộc sống 3 năm làm việc tại Nhật. Bạn cần phải biết ưu tiên mang những gì thực sự cần thiết nhé.

Những đồ cấm mang sang Nhật Bản 2024 – Bạn cần biết

Theo quy định mới nhất của Chính phủ Nhật Bản là nghiêm cấm những cá nhân, tổ chức không mang theo những đồ không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vào Nhật Bản. Mục đích của việc này là ngăn chặn dịch bệnh từ các quốc gia khác vào trong nước.

Những trường hợp mang đồ nhưng không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì toàn bộ đồ vi phạm sẽ bị tiêu hủy. Đồng thời sẽ chịu mức phạt lên tới 1 triệu yên Nhật hoặc bị phạt tối đa là 3 năm tù.

Dưới đây là một số những đồ cấm mang lên máy bay sang Nhật:

– Tất cả các loại trái cây tươi và khô dưới mọi hình thức

– Tất cả các loại rau củ quả tươi sống như ớt, hành, tỏi, rau thơm, rau xanh, các loại hạt rau, các loại hạt vừng, đỗ, cà phê,…

– Tất cả các loại thịt, đồ thủy sản như xúc xích, ruốc, tôm,… kể cả những loại được sấy khô

– Tất cả các loại hoa, chậu hoa tỉa cảnh,…

– Không mang các trang phục bảo hộ lao động như ủng, giày bảo hộ lao động đã qua sử dụng

– Không tiếp xúc với gia súc, gia cầm trước khi nhập cảnh vào Nhật

Đối với những bạn đã từng đến những nơi có gia súc gia cầm tại nước ngoài. Hoặc bạn có dự định tiếp xúc với gia súc gia cầm tại Nhật thì cần phải khai báo lại tại “Quầy kiểm dịch động vật”. Chính vì thế, các bạn thực tập sinh chuẩn bị xuất cảnh sang Nhật làm việc không nên tiếp xúc với gia súc, gia cầm, chuồng trại,…

Không nhận danh thiếp bằng 1 tay

Trong lúc giao tiếp ở Nhật Bản luôn có sự tôn trọng nhất định và họ luôn dùng hai tay để nhận hoặc trao đồ. Tại các quầy thanh toán trong cửa hàng, thay vì đưa trực tiếp cho thu ngân thì người Nhật thường để tiền vào khay nhỏ để hạn chế việc trao đổi bằng một tay.

Việc ngồi bắt chéo chân tưởng chừng như là rất bình thường ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản, hành động vắt chéo chân khi ngồi thể hiện sự thiếu khiêm tốn và bất lịch sự. Vì vậy, khi đến Nhật bạn nên ngồi quỳ trên đầu gối – kiểu ngồi truyền thống.

Không được dùng đũa chuyền thức ăn cho nhau

Tại Nhật Bản, người ta thường sử dụng đũa để gắp các mảnh hài cốt còn sót lại của người quá cố khi hỏa táng cho vào bình đựng di cốt. Chính vì vậy hành động dùng đũa để truyền thức ăn cho người khác được coi là mất lịch sự và có thể làm bữa cơm bị gián đoạn.

Người Nhật không bao giờ cắm đũa vào bát thức ăn, đặc biệt là  bát cơm, bởi chỉ trong đám tang, người ta mới cắm đũa vào bát cơm và đặt lên bàn thờ.

Bạn muốn lấy Nenkin nhanh chóng?

Mẹo sắp xếp hành lý khi sang Nhật

– Luôn xếp quần áo chiếm diện tích vào túi hút chân không– Không để các đồ có giá trị vào hành lý ký gửi– Nên dùng vali có màu sắc nổi hoặc có in chữ, logo. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy vali của mình.– Để tránh bị thất lạc và mất đồ, hãy ghi danh sách mọi đồ đạc bạn đem theo và chụp ảnh bên trong vali của bạn– Giữ bản photo căn cước công dân (chứng minh nhân dân), hộ chiếu và thông tin liên lạc của bạn ở tất cả các kiện hành lý

Khi bay chuyến bay dài và tránh trường hợp bị hoãn chuyến, bạn hãy nhớ mang theo:

– Tiền mặt, thẻ visa, hộ chiếu, visa, thông tin liên hệ của xí nghiệp tại Nhật hay nghiệp đoàn– Bút (để điền giấy tờ được phát trên máy bay)– Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải và đặt trong một túi zip trong suốt– Khăn tắm, 2 bộ quần áo– Sạc điện thoại, máy tính

Tránh quay đầu hướng Bắc khi ngủ

Ở Nhật, người thường tránh quay đầu về hướng Bắc khi đi ngủ, vì trong văn hóa họ, khi có người qua đời họ sẽ đặt người đã mất theo hướng này. Đây cũng là một trong những điều lưu ý khi ở Nhật mà bạn cần biết khi đến thăm nhà người dân bản địa, bởi họ rất chú trọng đến điều này.

Tốt nhất nên tặng những món quà phù hợp với sở thích của người nhận, nhưng đối với người bệnh, có thể có những món không ăn được và không sử dụng được. Đặc biệt là có những trường hợp người ốm không ăn được một số loại bánh kẹo, hoa quả. Nếu có thể, trước khi chọn quà thăm hỏi hãy hỏi thăm người nhà bệnh nhân trước.

Tránh tặng những loại hoa có mùi hương mạnh mà nên tặng những loại hoa có màu sắc dịu nhẹ tránh tặng hoa loa kèn, hoa cúc, hoa cẩm tú cầu cho người ốm vì nhưng loại hoa này chỉ dùng cho đám tang. Bên cạnh đó, mặc dù hoa màu đỏ cũng đẹp mắt tuy nhiên có thể khiến cho người ta liên tưởng đến màu máu. Vì vậy, bạn cũng nên tránh tặng hoa màu đỏ.

Tốt nhất bạn không nên tặng khăn mùi xoa nếu không muốn quan hệ với bạn bè xấu đi. Bởi người Nhật quan niệm rằng, tặng khăn mùi xoa chính là hành động ám chỉ bạn muốn cắt đứt quan hệ với họ.

Người nhật cũng rất kiêng kỵ việc 3 người chụp chung 1 bức ảnh. Bởi nếu 3 người chụp chung với nhau thì người đứng giữa sẽ bị 2 người đứng ở 2 bên kẹp lấy. Đây chính là một điềm không may mắn.

Không tặng giày dép, bít tất, quần áo lót

Tặng giày dép, bít tất, quần áo lót chính là một trong những điều cấm kỵ ở Nhật Bản bởi đây là những đồ dùng người ta thường dẫm lên, do đó nếu bạn mang tặng những thứ này, họ sẽ không thích thú hoặc thậm chí là ghét nữa. Hơn nữa, nếu bạn tặng những món quà này cho cấp trên, hay lãnh đạo thì có thể bị coi là bất lịch sự và thiếu tôn trọng.

Một trong những điều cấm kỵ ở Nhật Bản là cắt móng tay vào ban đêm. Người ta cho rằng nếu bạn cắt móng tay vào ban đêm thì sẽ không thể nhìn thấy cha mẹ mình lần cuối khi họ qua đời.  Cũng có lý do cho rằng vì thời xưa không có dụng cụ cắt móng tay nên việc sử dụng là các loại dao, kéo và các vật dụng sắc, nhọn trong điều kiện thiếu sáng rất dễ bị thương. Bên cạnh đó, cũng có nhiều giả thuyết không rõ ràng đưa ra như “Cắt móng tay buổi tối” có nghĩa là “Cuộc đời ngắn lại”.

Người lớn ở Nhật Bản thường dọa trẻ con rằng “Không được huýt sáo vào buổi tối. Vì nếu huýt sáo thì ma, quỷ sẽ tới”. Bên cạnh đó, có vùng quan niệm nếu huýt sáo kẻ trộm sẽ đến vì những kẻ trộm ngày xưa thường dùng tiếng huýt sáo để ra tín hiệu cho nhau. Nhìn chung, việc huýt sáo vào buổi tối chính là một trong những điều cấm kỵ không nên làm ở Nhật vì sẽ mang tới điều không may mắn.

Top câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị đồ mang sang Nhật?

Có khá nhiều bạn thực tập sinh vẫn nhầm lẫn và mang theo các đồ cấm mang sang Nhật. Phổ biến nhất là tương ớt chinsu, nước mắm,… Dưới đây là những lưu ý và giải đáp những thắc mắc được nhiều bạn quan tâm nhất về vấn đề đi Nhật cần chuẩn bị những gì.