Thuở nhỏ, ông từng theo học tại Collège de Mytho (nay Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho) và Trường Lasan Taberd ở Sài Gòn, nên thông thạo Pháp ngữ. Nhờ thế, ông có dịp tiếp cận những trước tác của nền văn học Pháp. Năm 1922, lúc mới 16 tuổi, ông gia nhập gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho, chính thức nhập tịch làng nghệ thuật cải lương. Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu viết: “Năm 1922, anh Năm Châu đã là kép chính sáng giá nhất của ban cải lương Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Anh là người tài giỏi, có ý chí và luôn nhìn xa trông rộng, nắm bắt tình thế để ứng biến cho nghề, cho sân khấu một cách thần thông”. Kể từ ấy, ông cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, như quản lý, soạn giả, đạo diễn, diễn viên, đào tạo diễn viên,... Ở phương diện nào, ông đều tỏ ra xuất sắc: * Về quản lý, ông đã thành lập các gánh Nam Thinh (1933), Ca kịch đoàn Năm Châu (1940 - 1945), Ban Việt kịch Năm Châu (1948 - 1955), sau đó đổi tên thành đoàn Phước Chung (1955 - 1956), đoàn Ánh Chiêu Dương (1967). * Về soạn giả và đạo diễn, ông đã viết và dựng các vở Giọt lệ cương thường, Vẹn tấm lòng son, Võ Tòng sát tẩu (1926), Ngọn cờ hiệp nữ (Một tấm lòng quê), Tiếng nói của trái tim, Huyền Châu nữ chúa, Tội của ai, Thôi Tử thí Tề quân (1927 - 1933), Người với người (Đóa hoa rừng), Tố Hoa nương, Túy Hoa vương nữ, Trường Hận (1935 - 1936), Hoa cuối mùa, Đêm không ngày (1938 - 1939), Mộng hoa vương, Áo người quân tử, Men rượu hương tình, Chiếc áo thiên nga, Nợ dâu, Tư sinh tử, Thái tử Hàm Liệt, Cách Lan phương tử, Gió ngược chiều, Miếng thịt người, Tuyết băng và bạo lực, Tây Thi gái nước Việt, Hồn bướm mơ tiên (1941 - 1953), Sân khấu về khuya, Ngọn cờ đầu (Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định), Nghêu sò ốc hến (1975 - 1978),… * Về diễn viên, ông đóng nhiều vai với những loại nhân vật khác nhau, như Đổng Kim Lân (trong San Hậu), Lã Bố (trong Phụng Nghi Đình), Thôi Tử (trong Thôi Tử thí Tề quân), An Lộc Sơn (trong Trường Hận), Tuyệt sĩ (trong Huyền Châu Nữ), Trần Đạt Văn (trong Tư sinh tử), Ngọc (trong Hồn bướm mơ tiên), Hội đồng Thăng (trong Đời Cô Lựu), Năm Bình (trong Men rượu hương tình), Lĩnh Nam (trong Sân khấu về khuya),… * Về nghệ thuật, ông là một nghệ sĩ rất nghiêm túc. Ông đã từng phát biểu: “Quan niệm về tuồng tích của tôi từ trước đến giờ là cả cuộc đời nào đó, mình thu nhỏ lại để trình diễn có vài ba tiếng đồng hồ trên sân khấu, cho nên cần phải súc tích, cô đọng và nhân vật trong tuồng phải có cá tính khác biệt. Còn về nghệ thuật cải lương, quan niệm của tôi trước sau là một sân khấu thật và đẹp. Vì như vậy, lúc tập tuồng, tôi rất khắt khe với các diễn viên. Tôi bắt anh em đóng vai nào phải ra vai nấy, không được hát cương, phải theo đúng từng lời nói trong tuồng. Ca bản nào cho đúng bản đó. Chớ tôi nghe một vài anh em trẻ ca các bản Nam, Bắc, Oán gần giống như nghe ca vọng cổ, nghe tức muốn bể cái ngực”. * Về đào tạo diễn viên, năm 1948, khi thành lập Ban Việt kịch Năm Châu, ông mới chính thức bắt đầu vai trò đào tạo diễn viên cải lương. Là người đặt nền móng cho một nền cải lương “thật và đẹp”, ông rất chú trọng đến tri thức và hình ảnh đời sống nghệ sĩ. Sinh hoạt của Ban kịch có lề lối, kỷ cương nghiêm túc. Ông nghiêm khắc đề ra các điều nội quy “cấm nói tục, cờ bạc, hút nghiện”. Ông còn thuê người về dạy chữ cho những nghệ sĩ trong ban kịch của mình. Năm 1962, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), giảng dạy bộ môn nghệ thuật cải lương. Với tinh thần “ái sinh truyền đạo”, ông đã đúc kết kinh nghiệm thực tiễn hàng chục năm trên sàn diễn nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực có đức tài cho sân khấu cải lương. Sau 1975, vợ ông - nghệ sĩ Kim Cúc - được mời dạy khóa đào tạo diễn viên Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, đã dùng giáo án của ông để tiếp tục sự nghiệp mà ông đã dày công vun đắp. Là một nghệ sĩ có lòng yêu nước, năm 1948, ông cùng với các ông Trần Hữu Trang (Tư Trang) và Nguyễn Long Vân (Ba Vân) thành lập Ban Việt kịch Năm Châu, nhằm lợi dụng sân khấu để tập hợp văn nghệ sĩ  và  hoạt động yêu nước theo sự chỉ đạo của ông Mai Văn Bộ, Ủy viên Tuyên truyền của Thành hội Liên Việt thành phố Sài Gòn. Ông tuyên bố: “Sân khấu là môi trường hoạt động chính trị của tôi trong mấy chục năm qua. Tôi tôn trọng sân khấu như một thánh đường”. Sau năm 1954, sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở vùng địch tạm chiếm, mặc dù bị nhà cầm quyền o ép, mua chuộc đủ cách, ông vẫn giữ vững bản lĩnh và khí tiết của một nghệ sĩ yêu nước chân chính. Năm 1978, ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1988, do có những đóng góp quan trọng cho nền nghệ thuật cải lương nước nhà, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La sẽ bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Cơ cấu tổ chức này nhằm đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, tổ chức, thực hiện tất cả các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng UBND tỉnh quản lý về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ, công chức và người lao động; công tác văn thư, lưu trữ; hành chính; cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính thuộc cơ quan Văn phòng; tiếp nhận, theo dõi việc xử lý các hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng quản lý về công tác Quản trị – Tài vụ; quản lý kinh phí, dự toán được giao hàng năm, sử dụng các nguồn chi phục vụ hoạt động của UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh đúng chế độ, đúng Luật Ngân sách. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đi lại làm việc, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Sơn La.

Theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Công tác kế hoạch đầu tư công, tài chính ngân sách Nhà nước; Kiểm toán Nhà nước (trừ các nội dung kiểm toán chuyên ngành); hoạt động của doanh nghiệp do UBND tỉnh làm chủ sở hữu và có tham gia góp vốn đầu tư; công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước…

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Đầu tư công (đối với các dự án có cấu phần xây dựng), Thương mại, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, quản lý thị trường, hợp tác và xúc tiến thương mại; nông nghiệp và phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Chương trình mục tiêu quốc giá xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP…

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Thanh tra; phòng, chống tham nhũng; tư pháp; quốc phòng – an ninh (kể cả an ninh biên giới đất liền và biển đảo); Dân tộc – Tôn giáo; Dân vận chính quyền; công tác nội vụ (trừ công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và công tác thi đua, khen thưởng do Phòng Hành chính – Tổ chức tham mưu phụ trách), công tác cải cách tư pháp; đồng thời tham mưu công tác quy hoạch chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực theo dõi, tham mưu nêu trên.

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Văn hóa, thể thao, du lịch; giáo dục và đào tạo; Lao động – thương binh và xã hội; Y tế; Thông tin, truyền thông; bưu chính, viễn thông; phát thanh, truyền; bảo hiểm; Ngân hàng chính sách; Trường Đại học và các trường Cao đẳng chuyên nghiệp; công tác thanh niên (trừ lĩnh vực xây dựng cơ bản, đấu thầu và giải quyết kinh phí)…

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Công tác hợp tác và hội nhập quốc tế; ngoại giao kinh tế; ngoại giao văn hóa; người Việt Nam ở nước ngoài; công tác lãnh sự và bảo hộ công dân; về biên giới, lãnh thổ quốc gia; lễ tân đối ngoại; thông tin đối ngoại; tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào; cấp phép cho lao động người nước ngoài; tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; công tác phi chính phủ nước ngoài; thanh tra ngoại giao; bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại.

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh các lĩnh vực: Công tác cải cách thủ tục hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh…

Thực hiện Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sơn La.