Năng suất lao động theo giá hiện hành đã tăng từ mức 70 triệu đồng/lao động của năm 2011 lên mức 150,1 triệu đồng/lao động vào năm 2020. Năng suất lao động năm 2020 gấp 2,1 lần năm 2011, trong giai đoạn 2011-2020 trung bình mỗi năm năng suất lao động của Việt Nam tăng khoảng 8,9 triệu đồng/lao động.

GNI tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011

Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận, trong năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tính theo USD – PPP đạt 8.150 USD.

Chỉ số thu nhập được tính từ GNI theo sức mua tương đương bình quân đầu người. Đối với số liệu trên, WB đã sử dụng sức mua tương đương tính bằng USD hiện hành (USD – PPP).

Trước đó, năm 2011, theo WB, GNI bình quân đầu người của Việt Nam là 4.330 USD – PPP, đến năm 2015 là 5.720 USD – PPP.

Như vậy, GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Trong suốt quãng thời gian đó, trung bình mỗi năm GNI bình quân đầu người tăng 7%. Năm tăng mạnh nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011. Năm tăng ít nhất trong giai đoạn này là năm 2020, khi chỉ tăng 4% do Covid-19.

GNI bình quân đầu người của Việt Nam chưa bằng một nửa so với Thái Lan

Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng GNI bình quân đầu người Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương 30% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, sang năm 2018 bằng 33,3% và đến năm 2019 bằng 34,9%.

Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số thu nhập Việt Nam năm 2016 đạt 0,624, năm 2017 đạt 0,634, tăng 1,6%.

Năm 2018, chỉ số thu nhập của Việt Nam đạt 0,648, năm 2019 đạt 0,659. Đến năm 2020, chỉ số thu nhập đạt 0,664, tăng 0,76% so với năm trước đó.

đã tăng 6,4%, trung bình mỗi năm tăng gần 1,6%, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, chỉ số thu nhập năm 2017 của Việt Nam chỉ bằng 87,8% chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực, năm 2018 bằng 89,3% và năm 2019 bằng 89,9%.

Theo thông tin trên báo Tổ quốc, trong nhóm ASEAN-6, GNI bình quân đầu người năm 2020 của Singapore đạt gần 90.000 USD – PPP, gấp 10,6 lần GNI bình quân đầu người của Việt Nam.

GNI bình quân đầu người của Malaysia đạt 27.360 USD – PPP, gấp 3,3 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Thái Lan đạt 17.710 USD – PPP, gấp 2,17 lần Việt Nam.

GNI bình quân đầu người của Indonesia đạt 11.750 USD – PPP, gấp 1,44 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Philippines đạt 9.040 USD – PPP, gấp 1,12 lần Việt Nam.

Với những số liệu trên, WB xếp Việt Nam và Philippines vào nhóm thu nhập trung bình thấp, các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia nằm ở nhóm thu nhập trung bình cao. Chỉ riêng Singapore thuộc nhóm có thu nhập cao.

Như đã biết, năm 2021 Việt Nam có quy mô GDP đạt khoảng 368 tỷ USD, xếp thứ 41 trên thế giới.

Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao. Hiện nay,

với 189/193 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đề cập tại Báo cáo Đánh giá cập nhật Quốc gia Việt Nam 2021, hoạt động định kỳ 5 năm một lần của Ngân hàng Thế giới nhận định: Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến trong cải cách thể chế, nhưng để hướng tới nền kinh tế có mức thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả thực thi nhiều vấn đề cải cách quan trọng.

Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Để thực hiện được mục tiêu, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trong 25 năm tới.

WB cũng cho rằng, nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện

nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Thêm điểm đáng chú ý nữa là, nhờ công cuộc Đổi mới năm 1986, sau các cải cách kinh tế, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương, theo WB.

Từ năm 1989-2021, thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) của Việt Nam tăng hơn 13 lần, từ 210 USD (năm 1989) đạt 2.760 (năm 2021). Trong cả giai đoạn, thu nhập bình quân đầu người đạt trung bình khoảng 1.200 USD/năm, Ngân hàng Thế giới cập nhật.

Cần lưu ý rằng, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm, gồm: Các quốc gia có GNI/người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có GNI/người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Ở trường hợp của Việt Nam, kể từ khi cải cách kinh tế năm 1986 đến năm 2009, Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cụ thể, sau hơn 20 năm, GNI bình quân đầu người tăng hơn 5 lần, đạt 1.110 USD vào năm 2009. Từ năm 2009 đến nay, GNI bình quân đầu người tăng 2,5 lần, GNI bình quân đầu người trong cả giai đoạn đạt khoảng 1.900 USD/năm.

Trong khi đó, xét về tầm nhìn và định hướng phát triển, tại Đại hội XIII, Việt Nam đặt đã mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm.

Đồng thời, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển,

, thu nhập trung bình cao, thu nhập bình quân đầu người ước đạt khoảng 7.500 USD/năm.

Đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12.535 USD/năm.

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam đạt trung bình 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippine, Indonesia và Hàn Quốc.

Đây là những thông tin được công bố trong Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, thực trạng và giải pháp do Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện mới công bố đầu tháng 2/2023.

Theo báo cáo, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động của Việt Nam luôn có xu hướng tăng. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng năng suất lao động toàn nền kinh tế đạt 4,53%.

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động từ năm 2016 đến năm 2019 đều đạt trên 6%. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại nhưng vẫn đạt gần 5%.

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao hơn tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 là 1,52 điểm phần trăm.

Theo GSO, con số này vượt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân hằng năm đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Giai đoạn 2016 - 2020: tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%”.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2017), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Malaysia (1,3%/năm); Hàn Quốc (1,5%/năm); Singapore (1,7%/năm); Thái Lan (2,2%/năm); Indonesia (2,6%/năm); Philippines, (3,5%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với một số nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

So với một số nền kinh tế lớn của châu Á, khoảng cách tương đối về năng suất lao động của Việt Nam so với Hàn Quốc giảm từ 6,1 lần xuống 4,3 lần; Nhật Bản từ 6,8 lần xuống 4,1 lần.

Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% Philippines.

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn một số nước: Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần).

Bên cạnh đó, chênh lệch tuyệt đối mức năng suất lao động (PPP 2017) của Singapore và Việt Nam tăng từ 130,4 nghìn USD năm 2011 lên 144,1 nghìn USD năm 2020; Hàn Quốc từ 58,8 nghìn USD lên 61,8 nghìn USD; Trung Quốc từ 6,1 nghìn USD lên 12,1 nghìn USD; Ấn Độ từ 1,3 nghìn USD lên 1,8 nghìn USD.

“Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước có trình độ phát triển hơn là khá lớn”, GSO nhận định.

Tốc độ tăng năng suất lao động/giờ làm việc cao hơn hầu hết các nước ASEAN

Năng suất lao động tính trên giờ làm việc thể hiện bức tranh rõ ràng về sự thay đổi chỉ tiêu này trong nền kinh tế, do có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng thiếu việc làm ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Cụ thể, báo cáo của GSO chỉ ra, tốc độ tăng năng suất lao động trên một giờ làm việc của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 cao hơn hầu hết các nước ASEAN và trong khu vực.

Theo số liệu của Tổ chức năng suất Châu Á, năng suất lao động trên một giờ làm việc tính theo sức mua tương đương (PPP 2017) của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 tăng bình quân 5,27%/năm.

Mức tăng này cao hơn mức tăng bình quân của Brunei (0,54%/năm); Malaysia (2,28%/năm); Lào (2,47%/năm); Singapore (2,69%/năm); Campuchia (2,99%)/năm); Indonesia (3,43%/năm); Philippines (4,1%/năm); Thái Lan (4,52%/ năm); Myanmar (5,72%/năm) và cao hơn Nhật Bản (0,95%/năm); Hàn Quốc (2,84%/năm); chỉ thấp hơn Ấn Độ (5,42%/năm); Trung Quốc (7,16%/năm).

Tuy nhiên, nếu tính năng suất lao động trên một giờ làm việc theo sức mua tương đương (PPP 2017) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 8,99% mức năng suất của Singapore; 9,13% mức năng suất của Brunei; 23,21% của Malaysia; 40,31% của Thái Lan; 49,31% của Indonesia; 57,35% của Philippines; 99,51% của Lào.

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2 lần) và Myanmar (gấp gần 1,6 lần). So với các nền kinh tế lớn của Châu Á, năng suất lao động theo sức mua tương đương (tính theo PPP 2017) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 13,12% Nhật Bản; 16,04% Hàn Quốc; 47,49% Trung Quốc và 77,76% Ấn Độ.

Theo GSO, có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn ở mức thấp so với một số quốc gia trong khu vực, trong đó phải kể đến tiền lương tối thiểu, mức độ chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp.

Năm 2020, tiền lương tối thiểu của Việt Nam là 190 USD/tháng/người, bằng 81,3% so với Philippines; 14,1% so với Nhật Bản; 12,5% so với Hàn Quốc và 59,7% so với Trung Quốc. Mặc dù sau 10 năm, tiền lương tối thiểu của Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần nhưng vẫn thuộc nhóm thấp so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên khoảng cách cũng đã có sự thu hẹp đáng kể như với Thái Lan tăng từ 42,6% năm 2011 lên 82,3% năm 2019; Philippines tăng từ 30,8% năm 2011 lên 81,3% năm 2020; Nhật Bản từ 5% lên 14,1%; Hàn Quốc từ 9% lên 12,1%.

Tỷ lệ các doanh nghiệp có chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cũng rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Năm 2017, tỷ lệ này của Việt Nam đã tăng lên 0,53% trong khi Thái Lan là 1%; Singapore là 1,94%; Nhật Bản là 3,21%; Hàn Quốc là 4,55%; Trung Quốc là 2,15%; Ấn Độ là 0,67%.

Năng suất lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tốc độ tăng GDP

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tăng năng suất lao động ngày càng có mức đóng góp ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thống kê của GSO cho thấy, trước năm 2015, độ doãng giữa tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn nhiều so với giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng năng suất lao động ngày càng tăng lên.

Nhìn chung, trong 10 năm từ 2011 - 2019, GDP luôn có tốc độ tăng từ 5,50% trở lên, riêng năm 2020 chỉ đạt 2,87% do dịch Covid-19, nhưng cả giai đoạn 2011 - 2020 vẫn có tốc độ tăng bình quân năm trên 6%.

Trong tốc độ tăng lên của GDP thì chủ yếu là do tăng năng suất lao động (bình quân 10 năm tăng GDP do tăng năng suất lao động 5,33% với tỷ phần đóng góp là 85,87%, còn tăng lao động làm tăng 0,88% với tỷ phần đóng góp là 14,13%).

“Tốc độ tăng GDP do tăng năng suất lao động chiếm tỷ trọng lớn và xu thế ngày càng tăng, chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang theo hướng phát triển bền vững”, báo cáo khẳng định.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong việc cải thiện năng suất lao động cả về giá trị và tốc độ, nhưng để bắt kịp các nước trong khu vực, Việt Nam cần phải có những đột phá trong việc cải thiện năng suất quốc gia.

Theo GSO, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng thì chìa khóa chính là nâng cao năng suất lao động, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nếu năng suất thấp sẽ là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững.

Do đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động hiện đang là mục tiêu quan trọng được Việt Nam chú trọng. Đặc biệt là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp - khu vực đóng vai trò quyết định tới nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.