Câu hỏi: Thưa Luật sư, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông/thành viên thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện

Đến nay, chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định tiêu chí để phân biệt giữa đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp với đơn kêu oan của người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhưng họ cho rằng họ không thực hiện hành vi phạm tội nhưng các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ trái pháp luật nên họ kêu oan. Để phân biệt đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước nói chung với đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp nói riêng, chúng ta cần liên hệ Luật tố cáo năm 2011, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (Luật TCVKSND) với Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS):

Theo đó, Luật tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp này cần phân biệt: Nếu kết quả giải quyết đơn tố cáo phát hiện có dấu hiệu tội phạm nên chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo thẩm quyền là thuộc kiến nghị khởi tố.

Điều 29 Luật TCVKSND quy định: Giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó,Luật TCVKSND quy định Viện KSND có thẩm quyền giải quyết những tố cáo trong hoạt động tư pháp như: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; Tố cáo khác theo quy định của pháp luật.

Và Điều 334 BLTTHS quy định tố cáo: Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đối chiếu các quy định về tố cáo giữa Luật tố cáo năm 2011 với Luật TCVKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2003, …..n biệt đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước nói chung vớitrên cơ sở phân tích như trên, liên hệ với thực tiễn thì vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa Đơn tố cáo theo Luật tố cáo, Đơn tố cáo theo BLTTHS với Đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp theo Luật TCVKSND. Chẳng hạn:

- Trường hợp thứ nhất: A đánh B bị thương tích. B gửi đơn tố cáo hành vi của A đến Viện KSND.

- Trường hợp thứ hai: C bị tạm giam có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tạm giam của cán bộ Nhà tạm giữ gửi đến VKSND.

- Trường hợp thứ ba: Bị can D gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra đối với Điều tra viên đến Viện KSND.

Sau khi tiếp nhận đơn Viện KSND phân loại: Đơn tố cáo của B thuộc tin báo, tố giác về tội phạm (A đánh B), đơn này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra. Đơn tố cáo của C thuộc đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ Nhà tạm giữ vi phạm pháp luật trong hoạt động tạm giam, đơn này thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện KSND và Đơn tố cáo của D thuộc đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên trong quá trình điều tra thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Mỗi đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mỗi cơ quan, người có thẩm quyền khác nhau nhưng trong 3 trường hợp nêu trên người gửi đơn đều ghi “Đơn tố cáo”.

Lẽ ra, trường hợp thứ nhất, A đánh B bị thương tích, B yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết thì B ghi Đơn tố giác tội phạm. Trường hợp thứ hai, C tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ Nhà tạm giữ trong hoạt động tạm giam thì C ghi Đơn tố cáo về hoạt động tạm giam. Trường hợp thứ ba D tố cáo Điều tra viên vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra thì D ghi Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên. Có phân biệt như thế người tố cáo và cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo dễ phân định được thẩm quyền của cơ quan, người giải quyết đơn tố cáo đó. Thế nhưng, hiện nay chưa có cơ quan có thẩm quyền nào hướng dẫn mẫu đơn tố cáo trong từng lĩnh vực cụ thể như hướng dẫn mẫu Đơn khởi kiện dân sự, Đơn khởi kiện vụ án hành chính….để người tố cáo thực hiện cho thống nhất. Bởi vì, khi người tố cáo biết mẫu đơn tố cáo thống nhất để thực hiện thì cũng đồng nghĩa với việc người tố cáo biết đơn tố cáo của mình thuộc cơ quan, người có thẩm quyền nào giải quyết. Từ đó, họ gửi đơn đúng cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng gửi đơn tố cáo vượt cấp. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn cũng dễ phân loại, giải quyết, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, kéo dài thời gian giải quyết đơn, gây bất bình trong quần chúng nhân dân.

Từ những phân tích nêu trên chúng ta cần phân định “đơn kêu oan” là tin báo, tố giác về tội phạm hay là đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện KSND?

Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, chúng ta cần xác định nội dung đơn kêu oan phản ánh nội dung gì. Thông thường, người bị oan viết Đơn kêu oan nhưng nội dung của đơn kêu oan là tố cáo hành vi bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, hay khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai hoặc đòi tiền hối lộ để được nhẹ tội, được hưởng án treo… đối với cán bộ trong hoạt động tư pháp.

Theo đó, nếu “Đơn kêu oan”có nội dung tố cáothuộc một trong những hành vi có dấu hiệu của các loại tội phạm được quy định tại Điều 20 Luật TCVKSND như: “Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”, thì đơn đó thuộc tin báo, tố giác về tội phạm, sau khi tiếp nhận phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra Viện KSND tối cao để giải quyết theo thẩm quyền (Điều 20, 21 Luật TCVKSND) hay Viện KSND nơi tiếp nhận đơn tiến hành xác minh theo ủy quyền của cơ quan điều tra Viện KSND tối cao và báo cáo kết quả cho cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền.

Nếu “Đơn kêu oan” có nội dung:“Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; Tố cáo khác theo quy định của pháp luật”thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện KSND theo quy định tại Điều 29, 30 Luật TCVKSND. Nếu kết quả giải quyết phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Viện KSND có thẩm quyền giải quyết đơn chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Viện KSND tối cao để giải quyết theo thẩm quyền.

Nếu Đơn kêu oan vì hành vi không phạm tội còn đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì thông thường các cơ quan chức năng chờ kết quả điều tra, truy tố, xét xử để giải quyết đơn. Trong trường hợp này nếu nội dung đơn kêu oan chứa đựng những nội dung như các trường hợp nêu trên thì tùy từng trường hợp mà Viện KSND xác định thẩm quyền giải quyết đơn tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Do đó, với nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND trong công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết đơn cần phân biệt như sau: Tuy đơn ghi “Đơn kêu oan” nhưng sau khi tiếp nhận đơn Viện KSND cần căn cứ theo các nội dung cơ bản như sau để phân loại đơn, xác định thẩm quyền của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết:

- Nếu kêu oan có nội dung phản ánh hành vi mà có dấu hiệu tội phạm thì thuộc tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố nên Viện kiểm sát chuyển đơn ngay cho cơ quan điều tra Công an hay cơ quan điều tra Viện KSND tối cao giải quyết theo thẩm quyền và Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết đơn.

- Nếu đơn kêu oan có nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ trong hoạt động tư pháp thì tùy từng trường hợp mà Viện KSND giải quyết theo thẩm quyền.

- Nếu đơn kêu oan có nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tố tụng theo quy định từ Điều 334- 338 BLTTHS thì căn cứ Điều 339 BLTTHS, Viện KSND chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết và Viện KSND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự.

- Nếu đơn kêu oan có nội dung tố cáo bị khởi tố, điều ra, truy tố oan, sai vì hành vi không phạm tội thì tùy từng trường hợp, từng giai đoạn mà Viện KSND xử lý đơn theo quy định của pháp luật.

Để pháp luật giải quyết đơn tố cáo, đơn kêu oan được tuân thủ thống nhất, qua bài viết này chúng tôi có kiến nghị như sau: Các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn mẫu Đơn tố cáo theo Luật tố cáo năm 2011; Đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp theo Luật TCVKSND năm 2014 và Đơn tố cáo theo quy định của BLTTHS 2003, để tránh tình trạng đơn tố cáo ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều dùng chung mẫu Đơn tố cáo, nên người tố cáo gửi đơn không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến gửi đơn tố cáo vượt cấp hoặc cơ quan tiếp nhận đơn không phân biệt được đó là đơn tố cáo trong hoạt động tư pháp, đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong họat động quản lý hành chính nhà nước hay đơn tố cáo hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự…dẫn đến thụ lý, giải quyết không đúng thẩm quyền hay đùn đẩy trách nhiệm giải quyết giữa các cơ quan chức năng, gây phiền hà cho người gửi đơn tố cáo.