Để tổ chức thực hiện Chương trình, Bộ trưởng Công thương thành lập Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình.
Rối loạn, suy giảm chức năng thận gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Khi chức năng của thận suy giảm, cơ quan này không thể thực hiện đúng chức năng lọc máu, điều chỉnh cân bằng chất lỏng, điện giải và sản xuất hormone. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Có thể sống mà không có thận không?
Một người CÓ THỂ SỐNG mà không có thận; tuy nhiên, họ KHÔNG THỂ tiếp tục sống mà không có sự can thiệp y tế. Để tiếp tục duy trì sự sống, người bệnh bị cắt bỏ hoặc suy nhược cả hai bên thận buộc phải tiến hành một trong hai thủ thuật y tế sau:
Minh họa người bệnh đang chạy thận nhân tạo với hệ thống máy lọc máu hiện đại
Vai trò và chức năng của thận là gì?
Thận có chức năng lọc máu, điều chỉnh các chất điện giải, giữ cân bằng độ pH trong máu và sản xuất ra các hormone cần thiết. Cụ thể:
Mỗi ngày, thận có thể lọc từ 150 – 200 lít máu thông qua các đơn vị lọc nhỏ gọi là nephron. Mỗi nephron chứa một một mạng lưới mao mạch phức tạp gọi là quản cầu – nơi máu được đẩy qua để loại bỏ chất thải (urea, creatine, nước dư thừa và muối). Máu, sau khi được lọc, sẽ tiếp tục đi qua một hệ thống ống thận – nơi tái hấp thụ một số dưỡng chất còn sót lại vào cơ thể, còn những chất không cần thiết khác sẽ tiếp tục di chuyển theo hệ ống thận và trở thành nước tiểu để đào thải ra ngoài cơ thể.
Trong quá trình lọc máu, thận cũng điều chỉnh cân bằng của các chất điện giải như natri, kali, và phosphorus. Khi chất lọc đi qua ống thận, các chất điện giải này được tái hấp thụ vào máu hoặc tiếp tục đi vào nước tiểu dựa trên nhu cầu của cơ thể. Ví dụ, nếu cơ thể có nhiều natri, thận sẽ tiết thêm natri vào nước tiểu. Ngược lại, nếu cơ thể cần thêm kali, thận sẽ tái hấp thụ nhiều kali hơn từ chất lọc vào máu. Bằng cách này, thận giúp duy trì mức cân bằng chất điện giải phù hợp cho cơ thể.
Thận giúp duy trì độ pH của máu bằng cách điều chỉnh lượng acid và bicarbonate. Khi máu đi qua thận, acid có thể được tiết ra vào nước tiểu, trong khi bicarbonate có thể được tái hấp thụ lại vào máu. Ví dụ, nếu máu quá nhiều axit (độ pH thấp), thận sẽ tái hấp thụ nhiều bicarbonate vào máu, đồng thời thải ra nhiều acid hơn vào nước tiểu. Ngược lại, nếu máu quá kiềm (độ pH cao), thận sẽ tái hấp thụ ít bicarbonate và hạn chế thải axit vào nước tiểu.
Thận giúp cơ thể sản xuất ra nhiều hormone quan trọng, chẳng hạn như renin, giúp điều chỉnh huyết áp; erythropoietin, giúp kích thích sản xuất hồng cầu tạo máu; và chuyển hóa vitamin D từ dạng 25-hydroxycholecalciferol thành dạng 1,25-dihydroxycholecalciferol cần thiết cho sự hấp thụ canxi.
Thận giúp điều chỉnh huyết áp bằng cách điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Khi huyết áp giảm, thận giảm lượng nước và muối tiết ra, giúp tăng lượng máu trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại, khi huyết áp tăng, thận tiết ra nhiều nước và muối hơn, giúp giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến giảm huyết áp. Ngoài ra, thận cũng sản xuất renin, một hormone giúp huyết áp tăng bằng cách kích thích sự co bóp của mạch máu và tăng hấp thụ muối và nước.
Thận trực tiếp can thiệp vào dòng chảy của máu để điều hòa huyết áp
Bài tiết các hợp chất có hoạt tính
Khi máu lưu thông qua thận, các chất có hoạt tính hoá học như dược phẩm hoặc độc tố từ thực phẩm được lọc ra khỏi máu tại cầu thận (glomerulus). Các hợp chất này sau đó tiếp tục di chuyển xuống ống thận và không được tái hấp thụ vào máu. Thay vào đó, chúng tiếp tục theo dòng nước tiểu, đến bàng quang và cuối cùng được đào thải khỏi cơ thể. Thông qua quá trình này, thận giúp loại bỏ các chất không cần thiết và có thể gây hại khỏi cơ thể.
Biện pháp bảo vệ, phục hồi, tăng cường chức năng thận
Để bảo vệ, phục hồi và tăng cường chức năng của thận, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tránh xa các chất độc hại và quản lý tốt những tác nhân có khả năng làm tăng nguy cơ gây suy thận. Cụ thể:
Trong công tác thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng thận, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào là cơ sở y tế hàng đầu cả nước có Trung tâm Tiết niệu Thận học hiện đại. Với hệ thống máy móc tiên tiến, chẳng hạn như máy vi phẫu nội soi 3D, có thể can thiệp lấy mẫu sinh thiết thận ở mức xâm lấn tối thiểu; giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý mô thận, đồng thời hạn chế tối đa tổn thương cho người bệnh trong công tác thăm khám sức khỏe.
Để đặt lịch thăm khám chức năng của thận tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội).
Trên đây là những thông tin quan trọng về các biện pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe thận được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận là gì, chức năng của thận ra sao để xây dựng được một phác đồ phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn sớm khôi phục sức khỏe thận và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!
Khi nào nên khám, kiểm tra chức năng của trái thận?
Bạn nên cân nhắc khám và kiểm tra chức năng của thận càng sớm càng tốt trong các trường hợp sau:
Rối loạn, suy giảm chức năng thận có chữa được không?
Rối loạn và suy giảm chức năng thận CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Các biện pháp điều trị suy thận và rối loạn chức năng của thận thường bao gồm:
Nguyên nhân gây rối loạn, suy giảm chức năng thận
Rối loạn và suy giảm chức năng của thận có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó bao gồm:
Lạm dụng thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận
Quy trình kiểm tra chức năng của thận thường bao gồm nhiều bước xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như:
Nồng độ creatinine và uric acid là 2 chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe thận